Hướng Dẫn Làm Bàn Epoxy Resin Kết Hợp Gỗ

Xin chào, trong bài viết Hướng Dẫn Làm Bàn Epoxy Resin  này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước cơ bản để làm mặt bàn epoxy resin kết hợp với gỗ. Sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ hoàn toàn có thể làm ra được các sản phẩm bàn cafe, bàn trà hay bàn trang trí trong gia đình rất sang trọng, hiện đại và ấn tượng. 
 

Máy Móc, Dụng Cụ, Nguyên Vật Liệu Cần Chuẩn Bị

Một số các dụng cụ cơ bản bạn cần chuẩn bị để làm mặt bàn epoxy như sau:

  • Keo Epoxy trong suốt cứng: Bạn có thể mua các loại sau tại Long Vũ 
    • Mã LRAB-312: Epoxy trong suốt cứng, chậm khô (24h - 48h)
    • Mã LRAB-212: Epoxy trong suốt cứng, nhanh khô (8-9h)
    • Mã LRAB-311: Epoxy trong suốt đổ khối chậm khô (24h-48h)
    • Mã LRAB-21H: Epoxy trong suốt phủ bề mặt (độ cứng <90D, chịu nhiệt tốt) 
  • Màu pha: tuỳ vào hiệu ứng mong muốn của sản phẩm, bạn có thể chọn các loại màu sau:
    • Màu resin tint hiệu ứng xuyên thấy
    • Màu solid (đục)
    • Màu nhũ: cho hiệu ứng ánh kim, rất được yêu chuộng bởi các artists trong và ngoài nước
    • Màu dạ quang: tạo hiệu ứng phát quang trong khi vào tối. Phù hợp cho tô điểm các chi tiết nhỏ làm điểm nhấn cho sản phẩm.
  • Giấy nhám: nên mua đủ số từ thô đến mịn. Bạn có thể dùng nhám đĩa tròn 5", 6", 8"
  • Paste đánh bóng 3M hoặc Paste đánh bóng Farécla: Các loại paste này đều là hàng nhập khẩu chính hãng nên dùng rất tốt. Nên mua đủ 3 bước đánh bóng hoặc ít nhất là bước 1 & 2.
  • Gỗ
  • Máy khoan
  • Đinh vít
  • Dụng cụ bắn keo silicon
  • Máy bào
  • Giấy nhám
  • Máy chà nhám, đánh bóng
 

Video sau đây sẽ hướng dẫn các bạn từng bước cách làm bàn bằng keo epoxy

Tạo Khuôn Để Đổ Mặt Bàn

Khuôn bàn có thể được ghép từ các tấm alu hoặc gỗ. Có thể dùng băng keo (tape) để dán kín bề mặt bên trong hoặc bôi wax chống dình. Thao tác này sẽ giúp chúng ta dễ dàng tháo khuôn sau khi đổ keo hoàn thành.

Đo đạc cẩn thận kích thước và tiến hành cố định phần khung này bằng ốc vít. Dùng máy khoan bắn đinh vít cố định phần khung này. Sau đó chúng ta sử dụng súng bắn keo silicon tiến hành bắn vào những khe kẽ hở của phần khung này. Những điểm giao nhau, góc vuông của khuôn là điểm cần chú ý bơm vào tránh tình trạng epoxy resin bị chảy ra ngoài.

Xử Lý Phôi Gỗ

Phôi gỗ nên được làm sạch, sấy khô và xử lý qua các khuyết điểm trước khi dùng. Việc gỗ được sấy đủ khô sẽ hạn chế trường hợp cong vanh, co rút gây nứt keo sau một thời gian dùng thành phẩm. Tuỳ vào ý tưởng thiết kế sản phẩm mà phôi gỗ nên được xử lý một cách phù hợp.  Có thể dùng máy bào để mài nhẵn hoặc giấy nhám để xử lý.

Trước khi đổ keo, các bề mặt gỗ nên được quét 1, 2 lớp lót epoxy resin mỏng. Thao tác này sẽ làm hạn chế bọt khí thoát ra từ phôi gỗ trong quá trình keo đóng rắn. 

Phôi gỗ và các vật liệu khác được sắp xếp vào khuôn tuỳ theo thiết kế của sản phẩm. Nên dùng cảo (vam) để cố định phôi tránh việc xê dịch trong quá trình đổ keo.

Pha trộn keo Epoxy & phối Màu

Tuỳ vào từng loại keo epoxy mà bạn trộn theo đúng tỉ lệ hướng dẫn. Ví dụ: Mã LRAB-312, LRAB-311 thì trộn tỉ lệ trọng lượng 3A:1B, Mã LRAB-212, LRAB-21H thì trộn theo tỉ lệ trọng lượng 2A:1B. Chú ý, đối với keo pha theo tỉ lệ trọng lượng, chúng ta nên dùng cân tiểu điện tử đong keo để đạt độ chính xác tốt nhất. Không dùng cốc để đong theo thể tích đối với các dòng keo này, vì tỉ trọng nhựa & đóng rắn thường là khác nhau. Nên việc đong theo thể tích dễ dẫn đến thiếu xúc tác đóng rắn làm keo không đông cứng.
  • Màu có thể pha trước hoặc sau khi trộn A & B. Tuy nhiên, nếu phải đổ nhiều lớp keo & để tránh tình trạng lệch tone màu ở các lớp thì có thể trộn màu vào A trước. Sau đó, lấy từng phần trộn B để đổ từng lớp keo.
  • Đối với các dòng keo đổ lớp thông thường như mã LRAB-312 hoặc LRAB-212 thì mỗi lớp chỉ nên đổ tối đa 1-2cm (tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi trường, nhiệt độ thấp thì đổ dày hơn nhiệt độ cao). Đối với các dòng đổ khối dày như LRAB-311 thì có thể đổ lớp 3-5cm (tuỳ vào diện tích đáy & nhiệt độ môi trường thi công)
  • Mỗi loại keo đều có thông số về thời gian khô bề mặt (đã chuyển sang dạng rắn, nhưng bề mặt vẫn còn dính dính) và thời gia khô hoàn toàn. Lớp keo mới nên đổ khi lớp cũ vừa khô bề mặt, không nên đợi khô hoàn toàn vì sẽ làm giảm độ kết dính giữa 2 lớp keo. Trong trường hợp lớp cũ đã khô hoàn toàn, bạn có thể thực hiện thêm bước chà nhám lớp cũ để tăng độ kết dính khi đổ lớp mới. 

Các bước pha keo & màu nếu chưa rõ bạn có thể liên hệ chúng tôi hoặc nhà bán để được tư vấn kỹ hơn.

Đánh bóng hoàn thiện sản phẩm

Sau khi đã đông cứng keo epoxy chúng ta tiến hành tháo khuôn và đánh bóng hoàn thiện sản phẩm. Sử dụng loại keo đánh bóng chuyên dụng và dùng máy đánh bóng cầm tay để sử dụng.

  • Thực hiện chà nhám từ thô đến mịn: đánh từ số nhỏ 240 đến P3000 hoặc P5000.
  • Phá xước & đánh bóng bề mặt theo quy trình đánh bóng 3M hoặc đánh bóng Farecla. Hoặc có thể dùng dầu lau gỗ như trong video hướng dẫn.

 

Tags: